Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

“PHÙ THỦY” THẠCH ẢNH VÀ Ý TƯỞNG ĐƯA ẢNH VÀO ĐÁ ĐẾN CỦA ANH LÊ ĐỨC VỸ !

“PHÙ THỦY” THẠCH ẢNH VÀ Ý TƯỞNG ĐƯA ẢNH VÀO ĐÁ ĐẾN CỦA ANH LÊ ĐỨC VỸ !

Ý tưởng đưa ảnh vào đá đến với anh Lê Đức Vỹ (62 tuổi) từ năm 1995 khi anh thấy những viên đá cuội nằm lăn lóc trên con suối nhỏ ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng. Anh nghĩ nếu đưa ảnh chân dung, phong cảnh vào thì viên đá sẽ đẹp hơn. Với ý tưởng đó, anh tìm mua những cuốn sách hướng dẫn để nghiên cứu, tìm cách thực hiện ý tưởng của mình.
Anh Lê Đức Vỹ với sản phẩm nghệ thuật của mình
Anh Lê Đức Vỹ với sản phẩm nghệ thuật của mình

Kinh phí thực hiện một tác phẩm thạch ảnh được tính theo cm2, mỗi diện tích bề mặt có giá 35.000 đồng (đối với tác phẩm có diện tích dưới 10cm2); tác phẩm có diện tích trên 10cm2 thì tính giá 13.500 đồng/cm2. Nếu khách hàng có nhu cầu phóng ảnh cưới trên đá đen lớn có giá khoảng 3,5 triệu đồng, còn mặt dây chuyền bằng đá là 140.000 đồng.Sau hơn 10 năm mày mò, nghiên cứu, anh Vỹ đã tìm ra cách in ảnh màu lên nhiều chất liệu và cho ra đời những tác phẩm “thạch ảnh” thông qua sự kết hợp giữa hình ảnh, màu sắc, những đường vân, đường nét tự nhiên trên những viên đá.
Mất hơn 1 năm “ăn ngủ với đá”, anh đã thực hiện thành công những tác phẩm ảnh trên đá với 2 màu đen - trắng. Chưa kịp mừng, thì thị hiếu của khách hàng lại chuyển qua thích hình ảnh màu. Tất cả vốn liếng anh đã đầu tư mua đá, vật tư và công sức cả năm trời tan theo mây khói. Kinh tế gia đình anh ngày càng sa sút. Không từ bỏ, anh quyết tâm làm thạch ảnh màu theo nhu cầu thị trường. Để có chi phí, anh phải bán “con ngựa sắt”, phương tiện đi lại duy nhất của mình, cầm cố nhà đất để theo nghề. Đá thạch anh
Đến giữa năm 2005, anh Vỹ đã thành công trong việc “phóng” ảnh màu vào đá. Bức thạch ảnh màu đầu tiên là ảnh cưới của 2 vợ chồng, tuy chưa hoàn hảo nhưng khá lạ và đẹp. Vợ anh, chị Trần Thị Chanh, nở nụ cười trong nước mắt vì bao công sức của chồng cũng đã có kết quả. Năm 2007, anh Vỹ được Công ty cổ phần Kỷ lục Vietkings thuộc Trung tâm Vietbooks công nhận là “Người làm thạch ảnh đầu tiên ở Việt Nam”.



Kinh phí thực hiện một tác phẩm thạch ảnh được tính theo cm2, mỗi diện tích bề mặt có giá 35.000 đồng (đối với tác phẩm có diện tích dưới 10cm2); tác phẩm có diện tích trên 10cm2 thì tính giá 13.500 đồng/cm2. Nếu khách hàng có nhu cầu phóng ảnh cưới trên đá đen lớn có giá khoảng 3,5 triệu đồng, còn mặt dây chuyền bằng đá là 140.000 đồng. 
Anh Vỹ cho biết, để làm thạch ảnh, công đoạn phóng ảnh màu kéo dài 3-5 giơ, tùy theo kích cỡ của viên đá, sau đó tác phẩm được tráng một lớp hóa chất bảo vệ chuyên dụng nhằm nâng cao tuổi thọ. Kỹ thuật phóng ảnh này cho phép thực hiện trên các vật liệu bề mặt lồi, lõm... Anh cũng cho biết,  mới “phóng” thành công ảnh chân dung vào vỏ quả dừa khô.
Thời gian gần đây, anh Vỹ đã thử nghiệm thành công việc đưa ảnh màu vào tất cả các chất liệu như: Vỏ ốc, vỏ trứng, gỗ... Anh cũng đã đưa ảnh chân dung của anh hùng Che Guevara lên vỏ trái dừa khô xù xì nhưng rất ấn tượng. Đặc biệt, sau thời gian nửa năm tìm tòi, thử nghiệm, đầu năm 2012, anh đã thành công trong việc “phóng” ảnh màu vào lá cây.
Để có tác phẩm đẹp, anh phải lựa chọn những lá cây bồ đề, không già, không non, sau đó xử lý cho hết phần “thịt”, chỉ để lại phần “xương”, tức là những gân lá, sau đó dùng công nghệ kỹ thuật số để đưa ảnh của khách hàng vào lá. Ưu điểm của loại sản phẩm này là độc đáo, nhẹ nhàng, gọn gàng, rất thích hợp cho du khách ở xa... Giá mỗi tác phẩm “ảnh trong lá” tức là “diệp ảnh” khoảng 100.000-300.000 đồng/ bức